Hiện nay, dù là công trình nhỏ hay lớn, nếu bạn biết cách tính m2 xây dựng thì chi phí bạn bỏ ra để chi trả sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể nắm chắc và biết cách vận dụng hiệu quả.
Hiểu được điều này, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách tính m2 xây dựng hiệu quả, tiết kiệm nhất.
Cách tính m2 xây dựng cơ bản nhất
Cách đơn giản nhất để bạn có thể biết chính xác đơn giá xây nhà, thì sẽ có các cách tính m2 về xây dựng cơ bản như sau:
Tính chi tiết khối lượng, lập bảng dự toán chi tiết cho công trình
Thực ra trước đây hầu như các công ty không tính giá xây nhà theo m2 xây dựng như bây giờ, mà đa phần chủ đầu tư thiết kế hồ sơ thi công hoàn chỉnh, sau đó yêu cầu nhà thầu bóc dự toán chi tiết công trình, nếu làm được điều này thì sẽ thực tế và ít rủi ro cho cả nhà thầu và chủ đầu tư.
Dựa trên hồ sơ thi công và quy mô của từng công trình thì tính chi tiết khối lượng, cũng như lập bảng dự toán chi tiết là cách đơn giản, và chính xác nhất trong tính m2 của công trình.
Cụ thể như sau:
- Nếu tầng hầm sâu từ 1m đến 1.3m so với vỉa hè thì sẽ tính 150% diện tích
- Nếu tầng hầm sâu từ 1.3m đến 1.7m so với vỉa hè thì sẽ tính 170% diện tích
- Nếu tầng hầm sâu từ 1.7m đến 2m so với vỉa hè thì sẽ tính 200% diện tích
- Nếu tầng hầm sâu lớn hơn 2m so với vỉa hè thì sẽ tính 250% diện tích
- Đối với các công trình có kết cấu dạng móng cọc, móng băng thì thì phần móng sẽ tính 20% diện tích tầng trệt
- Đối với các công trình có kết cấu dạng móng bè, thì phần móng sẽ tính 50% diện tích của tầng trệt.
- Nếu công trình có mái che sẽ tính 100% diện tích
- Nếu phần diện tích không có mái che ngoại trừ sân trước và sân sau tính 50%.
- Đối với mái bê tông cốt thép tính 50% diện tích.
- Đối với mái ngói tính 100% diện tích theo mái nghiêng.
- Đối với sân trước và sân sau tính 70% diện tích.
- Các ô trống trong nhà mỗi sàn có diện tích lớn hơn 8m2 tính 50% diện tích.
- Các ô trống trong nhà mỗi sàn có diện tích nhỏ hơn 8m2 tính 100% diện tích.
- Đối với khu vực cầu thang thì tính 100% diện tích.
Xem thêm: Cách cải tạo nhà cấp 4 cũ thành mới ít tốn kém nhất
Tính chi phí cho m2 trong xây dựng
Ngày nay, đa số mọi người chỉ tìm kiếm, cũng như hỏi về đơn giá để xây nhà một m2 là bao nhiêu. Và các công ty xây dựng đều đang áp dụng cách tính chi phí xây nhà / m2 xây dựng.
Có lẽ bởi vì đây là cách đơn giản nhất để các chủ đầu tư có một cái nhìn tổng thể, khái quát nhất về mặt chi phí của công trình nhanh nhất.
Theo như kinh nghiệm về tính toán chi phí, hay thi công trong xây dựng, bạn có thể lên các trang web tham khảo và tính chi phí sơ bộ trước khi chuẩn bị xây nhà. Bởi các nhà thầu thường tính toán lên một mức giá khái quát xây dựng và đăng lên website của họ.
Thường thì hiện nay đa số các gia chủ chỉ quan tâm đến giá xây nhà, nhưng để chính xác về mặt chi phí bạn cần phải quan tâm đến nhà mình làm từ vật liệu gì, và đã làm như thế nào?
Ngoài ra, hiện nay mức giá xây nhà còn có thể thay đổi tùy thuộc vào loại mục đích sử dụng nhà, hay nhà có diện tích lớn hay nhỏ. Ví dụ như nhà dùng để cho thuê, hay dạng nhà nghỉ, nhà trọ, nhà ở khu vực nào, vị trí ,…
Một ngôi nhà đẹp sẽ có rất nhiều chi tiết nhỏ cần phải quan tâm. Bạn nên lưu ý và để tâm một chút thì bạn sẽ có một tổ ấm tốt hơn rất nhiều.
Cụ thể, bạn có thể tham khảo giá hiện nay như:
- Chi phí xây dựng phần thô áp dụng cho nhà phố và nhà biệt thự tại Hà Nội là: 3.100.000đ > 3.300.000đ/m2 xây dựng (tùy theo yêu cầu & quy mô công trình)
- Chi phí xây nhà trọn gói đối với nhà phố và nhà biệt thự giao động rất nhiều. Từ 4.750.000đ – 7.000.000đ/m2 (tùy quy mô công trình và chủng loại vật tư theo yêu cầu).
Tính chi phí trong sửa chữa nhà
Ngoài ra, việc sửa chữa nhà mà cụ thể ở đây là sửa chữa nâng tầng thì có khá nhiều yếu tố phức tạp, và có vẻ như khác khá nhiều so với việc bạn xây dựng một căn nhà mới tinh.
Bởi lẽ, khi sửa chữa nâng tầng cần bạn phải khảo sát giá, cũng như có kinh nghiệm trong sửa chữa, nếu không bạn sẽ bị phát sinh khá nhiều chi phí khác.
Về cách tính m2 của dạng sửa chữa nâng tầng sẽ khác hoàn toàn so với cách tính m2 cho việc xây dựng nhà mới. Vì vậy bạn cần phải bóc tách chi tiết cho từng khối lượng công việc một cách cụ thể, từng hạng mục rõ ràng về đơn giá.
Cách tính m2 xây dựng cho nhà phố, nhà biệt thự tại Hà Nội
Hiện nay, tại Hà Nội về loại hình nhà biệt thự các nhà thầu đưa các cách tính khác nhau. Dưới đây sẽ là cách tính của 3 công ty xây dựng khác nhau ở Hà Nội, bạn có thể tham khảo. Cụ thể:
Cách 1:
Số liệu:
- Móng băng từ 30% > 50% đơn giá xây thô
- Diện tích xây dựng các tầng, kể cả chuồng cu và cầu thang tính 100% đơn giá
Ví dụ: quy mô công trình là > 4m x 20m = 80m2 một trệt + hai lầu bằng ba lầu > bằng ba sàn BTCT chiều cao 10m > 11,5m đơn giá trọn gói là 4.500.000đ m2, đơn giá xây thô là 2.800.000đ m2 xây thô.
Cách tính: 240m2 sử dụng + với móng 50% đơn giá thô
- Móng tính 50% đơn giá thô một m2 = 1.400.000đ x 80m2 = 112.000.000đ
- Diện tích sử dụng 80m2 x 3 tầng bằng 240m2 x 4.500.000đ = 1.080.000.000đ
Lúc bấy giờ, tổng số tiền bạn cần phải thanh toán là: 112.000.000đ + 1.080.000.000đ = 1.192.000.000đ
Cách 2:
Số liệu:
- Móng băng từ 10% đến 25% đơn giá xây thô
- Diện tích các tầng tính cả chuồng cu, cầu thang tính 100% đơn giá
- Sân thượng MBTCT tính từ 30% đến 50% đơn giá
Ví dụ: quy mô công trình 4m x 20m = 80m2 một trệt + hai lầu bằng ba tầng, ba sàn mái BTCT( chiều cao từ 10 đến 11,5 m )
Cách tính là 240m2 sử dụng + phần mái BTCT 30% đơn giá + 25% chi phí móng băng đơn giá xây thô.
- Phần móng tính 25% đơn giá xây thô = 700.000đ m2 x 80m2 = 56.000.000đ
- Phần diện tích sử dụng 80m2 x 3 tầng = 240m2 x 4.500.000 =1.080.000.000đ.
- Phần sân thượng MBTCT tính 30% đơn giá m2 là 1.350.000đ x 80m2 = 108.000.000đ.
Lúc bấy giờ, tổng đơn giá bạn cần phải thanh toán là: 1.080.000.000đ + 108.000.000đ + 56.000.000đ = 1.244.000.000đ
Cách 3:
Số liệu:
- Móng băng tính 30% đến 60% đơn giá thô.
- Phần diện tích các tầng kể cả chuồng cu, cầu thang tính 100% đơn giá.
- Phần sân thượng MBCT, mái tole 0% (không tính)
Ví dụ: quy mô công trình 4m x 20m = 80m2 một trệt + hai lầu bằng ba tầng, ba sàn mái BTCT( chiều cao từ 10 đến 11,5 m )
Cách tính là 240m2 sử dụng + chi phí móng băng 55% đơn giá thô.
- Phần móng tính 55% đơn giá thô/m2 = 1.540.000 x 80m2 = 123.200.000đ.
- Phần diện tích sử dụng 240m2 x 4.700.000 = 1.128.000.000đ.
Lúc bấy giờ, tổng đơn giá bạn cần phải thanh toán là: 1.128.000.000đ + 123.000.000đ = 1.251.000.000đ.
Vậy nhìn chung thì các cách tính của các nhà thầu xây dựng hiện nay không quá chênh lệch nhau. Nên bạn không cần quá lo lắng, mà hãy cố gắng tìm cho mình một nhà thầu có tâm, uy tín trên thị trường.
Cách tính m2 xây dựng tiết kiệm nhất cho gia chủ
Vậy để có thể tiết kiệm nhiều chi phí nhất trong xây dựng, bạn cần nắm được cách tính cơ bản cho từng phần. Bạn có thể tham khảo một số cách tính sau đây:
Cách tính m2 xây dựng – Phần móng
Đối với một công trình xây dựng, thì phần móng là một phần rất quan trọng. Bộ phận có thể chịu được sức nặng, và giúp toàn bộ kiến trúc xây dựng được gắn kết với nhau.
Về cách tính diện tích của phần móng sẽ được phân loại theo từng loại móng khác nhau. Tính chất của công trình sử dụng loại móng nào sẽ được áp dụng theo cách tính m2 xây dựng của đúng loại móng đó.
Cụ thể:
Móng cọc
Đối với loại móng này, được tính từ 20% đến 40% diện tích tầng trệt tùy thuộc vào diện tích đài móng.
Lưu ý cách tính móng cọc này cách tính chưa bao gồm phần cọc. Vì giá thành phần móng cọc thường sẽ có giá chuẩn theo từng mét vuông xây dựng rất rõ ràng.
Móng băng
Tính bằng 50% diện tích mét vuông tầng trệt, thiết kế móng băng là loại móng thường. Được sử dụng nhiều và rộng rãi nhất trong xây dựng dân dụng.
Móng bè
Tính bằng 80% diện tích mét vuông tầng trệt. Thường được trải rộng trên mặt bằng nền, dàn đều khả năng chịu lực nền móng bè.
Cách tính m2 sàn xây dựng – Phần thân
Trong cách tính diện tích xây dựng nhà dân dụng thì phần thân tường nhà được chia thành 2 loại đó là:
- Phần có mái che là bao gồm cách tính các mặt bằng sàn tầng trệt, tầng lửng, các tầng lầu, sân thượng có mái che hay tầng tum. Được tính 100% diện tích sàn mét vuông xây dựng nhà dân dụng
- Riêng phần không có mái che (trừ sân trước và sân sau) nhiều công ty xây dựng tính thêm 50% diện tích mét vuông sàn là các sân thượng không có mái che, hoặc sân phơi.
Cách tính m2 xây dựng – Phần mái
Cách tính diện tích mái nhà cũng như cách tính diện tích móng nhà. Phân chia theo từng loại mái và có kết cấu áp dụng khi thi công xây dựng chi thành các loại như sau:
- Sẽ tính 30% mét vuông diện tích cho phần làm mái trang trí sân thượng trước. Thiết kế lam mái sân thượng hay có trên những mẫu nhà phố và nhà ống hiện đại. Mái bê tông cốt thép tính 50% diện tích sàn xây dựng
- Kết cấu đơn giản mái tole có cách tính nhỏ nhất rẻ nhất là 18% cho mái tôn thường. 30% diện tích cho mái tôn PU giả ngói. Với cách tính mét vuông xây dựng trên đã bao gồm xà gồ và tôn lợp hoàn chỉnh.
- Cách tính diện tích mái ngói dùng kèo sắt có cách tính cao thứ 2 trong tất cả các loại kiến trúc nhà mái ngói đẹp 2021. Có cách tính lấy 70% theo diện tích mặt nghiêng, đã bao gồm khung kèo và ngói lợp.
Cách tính m2 tầng hầm trong xây dựng
Không phải thiết kế nhà dân dụng nào cũng có tầng hầm gara hay kho hoặc tiện ích khác. Cách tính mét vuông tầng hầm được tuân theo độ sâu thi công xuống dưới lòng đất tính từ cao độ vỉa hè.
Đặc thù cần phải đào khối lượng đất lớn và có kết cấu chịu lực lớn. Tầng hầm cách tính giá thành cao nhất. Càng sâu càng tăng lên cách tính diện tích sàn xây dựng hầm và dạng bán hầm tính từ độ cao vỉa hè như sau:
- Với nhà phố có tầng hầm từ 1m đến 1.3m cách tính xây nhà tính 150% diện tích tầng trệt
- Với nhà có tầng bán hầm độ sâu từ 1.3m đến 1.7m tính 170% diện tích tầng trệt
- Nhà biệt thự có bán hầm từ 1.7m đến 2m tính 200% diện tích tầng trệt
- Nếu cao nhất từ độ sâu 2m trở lên tính 250% diện tích tầng trệt của chiều cao vỉa hè
Khoán nhà thầu theo m2 xây dựng
Vì thuê một đơn vị tư vấn độc lập sẽ phát sinh chi phí thuê tư vấn giám sát nên chủ nhà thường chọn cách khoán cho nhà thầu với chi phí được tính theo m2 xây dựng . Với cách tính như vậy sẽ giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quát về chi phí xây nhà một cách nhanh chóng và dễ hiểu nhất.
Theo kinh nghiệm tính toán chi phí, thi công xây dựng các nhà thầu lập nên một đơn giá khái toán xây dựng để khách hàng có thể tính khái toán chi phí xây dựng trước khi chuẩn bị xây nhà.
Tuy nhiên cũng như đã nói ở trên thì để có được ngôi nhà bền đẹp theo thời gian thì ngoài giá xây nhà ra cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác như vật liệu là gì, cách làm như thế nào,… tất nhiên là tùy vào mục đích xây nhà để ở lâu dài, xây nhà ở tạm, xây nhà cho thuê, khu vực có địa chất tốt hay xấu, diện tích xây lớn hay nhỏ,….
Lời kết
Qua bài viết, chúng tôi đã đề cập đến cho bạn cách tính m2 xây dựng. Hy vọng với những chia sẻ xây nhà của chúng tôi giúp bạn nắm rõ kinh nghiệm xây nhà giá rẻ không phát sinh để xây dựng nhà đẹp trong thời gian tới.