Cách phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán chính xác nhất

chiet-khau-thanh-toan-thuong-mai-1
5/5 - (1 bình chọn)

Khái niệm chiết khấu thương mại là gì? Chiết khấu thanh toán là gì? Nguyên tắc trong kế toán tiền? Những quy định của pháp luật về các loại chiết khấu? Phân biệt giữa chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán là gì? Cùng tìm hiểu ngay ở bài chia sẻ dưới đây nhé!

Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại là gì? đó chính là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng.

Chiết khấu thương mại có 3 hình thức cụ thể như sau:

  • Chiết khấu thương mại áp dụng theo từng lần mua
  • Chiết khấu thương mại theo doanh số, số lượng
  • Chiết khấu thương mại khi kết thúc chương trình khuyến mãi

chiet-khau-thuong-mai-va-chiet-khau-thanh-toan

Chiết khấu thanh toán

Trong cuộc sống hàng ngày giao dịch mua bán hàng hóa được diễn ra thường xuyên giữa khách hàng và doanh nghiệp. Đây là một vấn đề không thể thiếu đối với đời sống xã hội. Khi người bán muốn đẩy nhanh tốc độ thanh toán thì sẽ quy định về các điều khoản giảm trừ cho người mua khi thực hiện thanh toán trước hạn. 

Và theo đó, để có thể hưởng mức ưu đãi này thì người mua sẽ tiến hành thanh toán khoản tiền trong hợp đồng trước hạn. Khoản chiết khấu phát sinh này không xuất phát từ nguyên nhân hàng hóa bị hư hỏng, bị lỗi gì cả. Mà nó liên quan đến thỏa thuận giữa các bên tham gia mua bán và thời gian thanh toán.

Kế toán chỉ hạch toán khoản chiết khấu này khi khách hàng trả trước hạn. Tức là trả trước thời gian được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Ngoài ra, đây là một khoản khuyến mãi cũng đồng thời là lôi kéo khách hàng về với công ty, doanh nghiệp của mình.

Như vậy, chiết khấu thanh toán được hiểu là khoản tiền người bán giảm cho người mua vì đã thanh toán trước thời hạn ký hợp đồng. Tài khoản sử dụng khi hạch toán là tài khoản 635 chi phí tài chính.

Những quy định pháp luật về chiết khấu thanh toán

Thứ nhất: Chiết khấu thanh toán không cần xuất hóa đơn cho người mua hàng

Để hiểu lý do pháp luật quy định như vậy, trước hết bạn cần nắm được khái niệm của hóa đơn. Về bản chất, nó là một loại chứng từ do người bán lập, người bán cấp phát cho các bên còn lại. Qua đó, ghi nhận được thông tin hàng hóa, số lượng, đơn giá….Và xác lập mối quan hệ giữa hai bên. 

Do vậy, chỉ khi phát sinh hoạt động giao dịch mua bán thì mới xuất hóa đơn. Còn về chiết khấu, không phải và cũng không cần phải lập hóa đơn làm gì. Bởi đơn giản, đây là một khoản chi phí mà bên bán sẵn sàng chịu để khuyến mãi cho bên mua. Khi bên mua thanh toán trước thời gian hợp đồng. 

chiet-khau-thanh-toan-thuong-mai-1

Thứ 2: Chiết khấu thanh toán được trừ khi tính thu nhập chịu thuế

Các trường hợp được trừ vào thu nhập thuế được quy định tại điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC. Theo đó, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng được những điều kiện:

  • Khoản chi phải liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Khoản chi có đầy đủ chứng từ, hóa đơn theo quy định của Pháp luật.
  • Khoản chi có hóa đơn mua hàng từ lần với giá trị từ 20 triệu trở lên (bao gồm cả VAT). Đồng thời, khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán, không sử dụng tiền mặt.

Qua đó, ta có thể thấy rằng, khoản chiết khấu thanh toán hoàn toàn hợp lý khi tính vào chi phí được khấu trừ. Bởi vì nó được ghi rõ ràng vào trong hợp đồng thanh toán, chứng từ thanh toán.

Còn đối với bên mua, khoản chiết khấu này dĩ nhiên được tính vào khoản thu nhập chịu thuế, Điều này được quy định tại Điều 7, Thông tư 78/2014/TT-BTC

Xem thêm: Lãi gộp là gì? Công thức tính lãi gộp mới nhất 2021

Thứ 3: Bên nhận chiết khấu thanh toán phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Để xác định được về việc nộp thuế thu nhập cá nhân với khoản chiết khấu thanh toán, chúng ta cần chia làm 2 trường hợp. Đó là cá nhân có kinh doanh và cá nhân không kinh doanh.

  • Nhận chiết khấu là đối tượng cá nhân không kinh doanh

Trường hợp này hay còn có cách gọi khác là những người tiêu dùng cuối cùng. Họ mua hàng hóa về để sử dụng nên không phải chịu thêm phí thuế thu nhập cá nhân.

  • Nhận chiết khấu là đối tượng cá nhân kinh doanh

Đối với trường hợp này, cá nhân kinh doanh cần phải chịu thêm thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu của mình. 

Hạch toán chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Bên bán hàng

Thứ nhất: Chiết khấu thương mại

Trường hợp chiết khấu thương mại giảm trừ trên hóa đơn, tức giá đã trừ chiết khấu nên kế toán không phải thực hiện ghi vào tài khoản 521.

Trường hợp trên hóa đơn bán hàng chưa thể hiện số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán do khách hàng chưa đủ điều kiện để được hưởng hoặc chưa xác định được số phải chiết khấu, giảm giá thì doanh thu ghi nhận theo giá chưa trừ chiết khấu. 

phan-biet-chiet-khau-thuong-mai-va-thanh-toan

Sau thời điểm ghi nhận doanh thu, nếu khách hàng đủ điều kiện được hưởng chiết khấu, giảm giá thì kế toán phải ghi nhận riêng khoản chiết khấu giảm giá để định ký hiệu chỉnh giảm giá doanh thu gộp, cần ghi như sau:

Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (giá chưa có thuế)

Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp (số thuế giảm do được chiết khấu thương mại)

Có TK 131 – Tài khoản phải thu khách hàng (tổng số tiền giảm giá)

Nếu chiết khấu thương mại trẻ bằng tiền mà không điều chỉnh/giảm trừ giá trên hóa đơn thì khoản chiết khấu không được giảm trừ thuế VAT phải nộp, cần ghi như sau:

Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (giá chưa có thuế)

Có TK 3335 – Khấu trừ thuế TNCN nếu người nhận chiết khấu là cá nhân.

Có TK 111 – Số tiền chiết khấu

Xem thêm: Lợi nhuận ròng là gì? Công thức tính lợi nhuận ròng chuẩn xác nhất

Thứ 2: Chiết khấu thanh toán

Số chiết khấu thanh toán phải trả cho người mua do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn quy định, trừ vào khoản nợ phải thu của khách hàng, ghi:

Nợ TK 111, 112 (tiền thu bán hàng)

Nợ TK 635-Chi phí tài chính (Số tiền chiết khấu thanh toán)

Có TK 131-Phải thu của khách hàng

chiet-khau-thuong-mai

Bên mua hàng

Thứ nhất: Chiết khấu thương mại

Trường hợp khoản chiết khấu thương mại nhận được sau khi mua nguyên, vật liệu thì kế toán phải căn cứ và tình hình biến động của nguyên vật liệu để phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số nguyên vật liệu còn tốn kho, số đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm hoặc cho hoạt động đầu tư xây dựng hoặc đã xác nhận là tiêu thụ trong kỳ:

  • Nợ các TK 111, 112, 331,…
  • Có TK 152, 153, 156 (nếu còn tồn kho)
  • Có các TK 621, 623, 627,154,242 (nếu đã xuất kho hết)
  • Có TK 241-xây dựng cơ bản dở dang (nếu hàng hóa đã xuất dùng hoạt động đầu tư xây dựng)
  • Có TK 632-Giá vốn hàng bán (nếu sản phẩm đã được xác định tiêu thụ trong kỳ)
  • Có các TK 641, 642 (nếu dùng cho hoạt động bán hàng, quản lý)
  • Có TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).

Thứ 2: Chiết khấu thanh toán

Khi trả cho người bán, nếu được hưởng chiết khấu thanh toán, thì khoản chiết khấu thanh toán thực tế được hưởng được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:

  • Nợ TK 331-Phải trả cho người bán
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (chiết khấu thanh toán)
  • Có TK 111,112 (trả tiền mua hàng)

Lời kết

Qua bài viết, chúng tôi đã đem đến cho bạn nội dung liên quan đến chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán. Cũng như cách phân biệt hai loại chiết khấu này. Hy vọng với những chia sẻ trên có thể phần nào giúp bạn có nhiều kiến thức hơn để hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *