Có được xây nhà cấp 4 trên đất nông nghiệp không? Theo như tư liệu mới nhất thì khi muốn chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở phải có sự chất thuận từ cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, để trả lời rõ hơn về thắc mắc này chúng ta cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Có được xây nhà cấp 4 trên đất nông nghiệp không?
Theo như tài liệu mới nhất tại luật đất đai thì việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất nhà ở cần phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Ngay khi nhận được thông báo về việc cấp phép chuyển đổi thì bạn mới có thể sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng nhà cấp 4.
Ngoài ra, việc sử dụng đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 là trái pháp luật, vi phạm quy định của nhà nước và phải chịu trách nhiệm hành chính với hành vi này. Áp dụng theo nghị định 91/2019/NĐ-CP, khi tự ý chuyển đổi mục đích về sử dụng đất mà chưa có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ phải nộp phạt theo quy định tùy theo diện tích, khu vực xây dựng.
Nếu ở các khu đô thị và thành phố sẽ có mức phạt cao gấp 2 lần so với nông thôn và miền núi. Ví dụ: Cùng là diện tích 100m2 ở nông thôn sẽ có bị phạt từ 4.000.000 đồng – 10.000.000 đồng. Còn đối với các thành thị sẽ bị phạt từ 8.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Mức phạt cao nhất đối với người vi phạm có thể lên đến 1 tỷ đồng với diện tích 3000m2.
Điều kiện khu đất nông nghiệp có thể chuyển sang đất thổ cư
Sau khi mua đất nông nghiệp, nếu bạn có nhu cầu xây dựng nhà cấp 4 thì trước hết cần làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, để có giấy chứng nhận ghi rõ mục đích sử dụng đất là để ở. Tuy nhiên khu đất cần thỏa mãn những điều kiện sau:
- Vị trí của thửa đất cần phải có quy hoạch sử dụng đất chi tiết hay kế hoạch sử dụng đất chi tiết (ở đây là sử dụng để ở). Và đã được cơ quan có thẩm định đồng ý xét duyệt.
- Thửa đất được chuyển mục đích sử dụng phải thỏa mãn được diện tích tối thiểu.
- Cuối cùng, người dân cần phải nộp tiền sử dụng đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng trừ đi tiền sử dụng đất theo loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng.
Xem thêm: Kinh nghiệm xây nhà từ A – Z giúp tiết kiệm tối đa chi phí
Quy trình chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư
Có được xây nhà cấp 4 trên đất nông nghiệp không? Câu trả lời dành cho bạn là có. Nhưng để thực hiện được điều đó bạn chỉ có một giải pháp duy nhất đó chính là chuyển đổi quyền sử dụng đất. Và lúc này thủ tục để chuyển đổi quyền sử dụng đất sẽ cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ
Bạn cần có một tờ đơn với mục đích chuyển đổi đất từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư. Điền đầy đủ thông tin theo như mẫu quy định.
Kèm theo đó là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có hiệu lực, do cơ quan có thẩm quyền xác nhận và đóng dấu.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn cần nộp đến phòng Tài Nguyên và Môi Trường. Ở đây các nhân viên sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ, thẩm định về nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, xác minh thực địa, và sẽ hướng dẫn bạn hoàn thiện các loại giấy tờ cần thiết khác.
Trình ủy ban nhân dân có thẩm quyền để quyết định và cấp phép cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư theo quy định Luật đất đai 2013. Tất cả điều này sẽ do pháp luật quy định, chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính.
Bước 3: Nộp thuế theo quy định pháp luật
Người thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư cần tuân thủ pháp luật và thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo đúng quyền, đúng nghĩa vụ, đúng quy định dành cho người sử dụng đất.
Nguyên tắc này nhằm áp dụng dành cho các loại đất khác nhau sau khi đã hoàn thành thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Việc nộp thuế này sẽ được thực hiện tại bưu cục thuế trên địa phương. Trong vòng 30 ngày đầu tiên người sử dụng đất phải nộp 50% mức phí theo đúng với thông báo. Và 60 ngày tiếp theo sẽ nộp 50% còn lại.
Bước 4: Nhận kết quả
Phòng Tài Nguyên và Môi Trường sẽ gửi thông báo phê duyệt dự án cấp phép chuyển đổi khi mảnh đất của bạn đã đầy đủ thủ tục hợp pháp và cần thiết. Thời gian nhận quyết định đối với khu vực thành thị là không quá 15 ngày, và thời gian đối với khu vực nông thôn là không quá 25 ngày.
Xem thêm: Cách tính m2 xây dựng chi tiết và chuẩn nhất hiện nay
Nghĩa vụ tài chính cần thực hiện khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Bên cạnh đó, người sử dụng đất cần phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài chính theo đúng quy định pháp luật. Theo quy định tại khoản 2, điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP về việc thu tiền đối với chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân như sau:
- Chuyển từ đất ao, vườn trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư nhưng không được công nhận là đất ở theo quy định tại khoản 6 điều 103 luật đất đai sang làm đất ở; Chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền, hoặc do đơn vị thực hiện đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước 01/07/2004 đã tự do đạc tách thành những thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với các trường hợp có khó khăn trong khi thanh toán các khoản thu đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất thì pháp luật cũng có quy định về việc cho phép ghi nợ tiền sử dụng đất.
Đối với hộ gia đình, cá nhân có khó khăn về tài chính, có nguyện vọng ghi nợ thì được ghi nợ số tiền sử dụng đất phải nộp trên Giấy chứng nhận sau khi có đơn đề nghị kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất hoặc hồ sơ giao đất tái định cư hoặc có đơn xin ghi nợ khi nhận thông báo nộp tiền sử dụng đất.
Người sử dụng đất được trả nợ dần trong thời hạn tối đa là 5 năm; sau 5 năm kể từ ngày ghi nợ mà chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất còn lại theo giá đất tại thời điểm trả nợ.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thanh toán nợ trước hạn thì được hỗ trợ giảm trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp theo mức hỗ trợ là 2%/năm của thời hạn trả nợ trước hạn và tính trên số tiền sử dụng đất trả nợ trước hạn. Vấn đề này được quy định rõ tại điều 12, Thông tư 76/2014/TT-BTC.
Xử lý vi phạm khi sử dụng đất sai mục đích
Tuy nhiên, nếu bạn xây nhà cấp 4 trên đất nông nghiệp nhưng không thực hiện thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất, thì hành vi đó sẽ trở thành hành vi tự ý chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở mà không được UBND có thẩm quyền cấp phép, và sẽ bị xem là sử dụng đất không đúng mục đích.
Lúc này, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 200.000đ đến 300.000đ tùy theo hệ quả của hành vi vi phạm.
Ngoài bị phạt, người vi phạm còn phải bị buộc phải khôi phục lại đất giống như lúc chưa vi phạm. Ví dụ như tháo dỡ nhà ở, công trình,…đã xây dựng trái phép trên đất.
Lời kết
Qua bài viết, chúng tôi đã trả lời cho bạn được câu hỏi: Có được xây nhà cấp 4 trên đất nông nghiệp không? Cùng với những vấn đề liên quan khi xây nhà trên đất nông nghiệp. Hy vọng, với những thông tin này có thể giúp bạn phần nào có những quyết định đúng đắn trong việc xây dựng nhà ở.