Doanh thu ròng là gì? Những điều bạn cần biết

doanh-thu-rong-la-gi-1
5/5 - (1 bình chọn)

Một trong những nhân tố vô cùng quan trọng trong kinh doanh chúng ta không thể không nhắc đến đó chính là doanh thu. Và chắc chắn phần lớn chúng ta đã nghe đến doanh thu, nhưng không phải ai cũng có thể nắm rõ được doanh thu ròng là gì

Hiểu được điều này, hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn có thể gỡ bỏ được thắc mắc này. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm về doanh thu

Trước khi tìm hiểu về khái niệm về doanh thu ròng là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua xem tổng quát thì doanh thu được định nghĩa như thế nào nhé!

Doanh thu theo như hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu. 

Để đơn giản và dễ hiểu hơn thì doanh thu chính là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động tài chính, hoạt động nội bộ hay kinh doanh, bán hàng…

Doanh thu ròng là gì?

Đôi nét về doanh thu ròng là gì?

Doanh thu ròng là lợi nhuận chiếm được sau khi các nguồn liên quan tới thu nhập và chi phí liên quan đến hoạt động khác như thuế, thanh toán thay cho thuế, hoạt động bảo trì, trích lập khấu hao, hoạt động phi tiền mặt,…

Bản chất thuật ngữ “doanh thu ròng” nghĩa là chênh lệch giữa:

  • Tổng doanh thu từ tất cả các nguồn liên quan tới thu nhập từ hoạt động và phi hoạt động; và tổng tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động kể cả hoạt động hành chính, bảo trì đầy đủ, thuế và thanh toán thay thuế.
  • Nhưng trừ các khoản trích lập khấu hao, các khoản phí và tiền lãi hoạt động phi tiền mặt và các khoản chi phí khác từ nợ.

doanh-thu-rong-la-gi

Công thức tính doanh thu ròng

Doanh thu ròng được tính bằng công thức:

Doanh thu ròng = Tổng doanh thu – Tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh, sản xuất và thuế

>>Xem thêm: Doanh thu là gì? Công thức tính doanh thu chuẩn nhất

Cách loại doanh thu trong doanh nghiệp

Sau khi đã hiểu doanh thu ròng là gì? Bạn cần nắm được cụ thể, doanh nghiệp thường thu về các loại doanh thu nào. Sau đây chúng tôi sẽ cập nhật cho bạn một cách tổng quát, dễ hiểu nhất:

Doanh thu nội bộ

Doanh thu nội bộ là lợi nhuận thu được từ việc bán hàng hóa, sản phẩm hoặc tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc cùng một tập đoàn hoặc công ty mẹ.

Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ

Doanh thu từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ là khoản tiền sẽ thu được từ việc bán các loại hàng hóa (gồm cả khoản thu chính và các khoản phụ thu nếu có).

Doanh thu từ hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm tiền từ những nguồn sau:

  • Thu nhập từ cho thuê tài sản
  • Tiền lãi: trả góp, đầu tư trái phiếu, lãi cho vay, lãi tiền gửi,…
  • Chênh lệch lãi do chuyển nhượng vốn, bán ngoại tệ.
  • Giao dịch chứng khoán.
  • Cho thuê hoặc chuyển nhượng lại cơ sở hạ tầng

doanh-thhu-rong

Doanh thu bất thường

Doanh thu bất thường là lợi nhuận thu được từ các hoạt động không diễn ra thường xuyên như: 

  • Bán vật tư hàng hóa dư thừa, thanh lý tài sản, có các khoản phải trả nhưng vì lý do nào đó mà không cần phải trả…

Cách tính doanh thu như sau:

Tổng doanh thu = Giá bán * (Số lượng hàng hóa bán được + Các khoản phụ thu khác)

Doanh thu từ nhiều nguồn khác

Là tiền nhận được từ một số các hoạt động khác của doanh nghiệp

Các khái niệm liên quan cần biết

Bên cạnh định nghĩa doanh thu là gì, bạn cũng cần có một sự hiểu biết nhất định đối với những khái niệm khác liên quan đến doanh thu như:

Tổng doanh thu là gì?

Tổng doanh thu (trong tiếng Anh nó được gọi là “total revenue”) là tổng số tiền doanh nghiệp thu được nhờ hoạt động bán hàng.

Công thức tính tổng doanh thu:

Tổng doanh thu = Mức giá tính cho mỗi đơn vị hàng hóa * Khối lượng hàng hóa được tiêu thụ

doanh-thu-la-gi

Khái niệm về doanh số

Doanh số (trong tiếng Anh gọi là “sale”) được định nghĩa là số lượng sản phẩm của doanh nghiệp được bán ra trong một khoảng thời gian cụ thể như: 1 tháng, 1 quý, 1 năm… 

Nó có thể bao gồm cả doanh thu và tiền bán hàng nhưng lại không thuộc doanh thu.

Công thức tính doanh số bán hàng

Doanh số = Đơn giá bán * Sản lượng

Lợi nhuận trước – sau thuế

Lợi nhuận trước thuế là gì?

Lợi nhuận trước thuế (trong tiếng Anh gọi là “Earnings Before Tax”, viết tắt là EBT) là lợi nhuận doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ số tiền đầu tư để kinh doanh nhưng chưa tiến hành trừ lãi và thuế thu nhập.

Lợi nhuận trước thuế thường được tính theo công thức:

Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu có được – tổng chi phí phát sinh – tổng chi phí cố định

loi-nhuan-la-gi

Lợi nhuận sau thuế là gì?

Lợi nhuận sau thuế chính là lợi nhuận ròng (hoặc lãi ròng). Nó là kết quả cuối cùng sau khi lấy doanh thu của doanh nghiệp trừ đi tất cả những chi phí phát sinh và tiền thuế đã nộp. Hầu hết các doanh nghiệp sẽ tiến hành các công việc:

  • Tổng hợp các số liệu, làm báo cáo tài chính
  • Quyết toán thuế
  • Đóng thuế thu nhập doanh nghiệp… vào thời điểm kết thúc một năm kinh doanh.

Phần lợi nhuận mà họ thu được sau khi thực hiện xong toàn bộ quá trình đó chính là lợi nhuận sau thuế.

Công thức tính lợi nhuận sau thuế:

Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – ( 30% tiền đầu tư hoạt động + 10% thuế VAT) – 20% tiền thuế TNDN

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Bên cạnh khái niệm lợi nhuận sau thuế, chúng ta cũng cần tìm hiểu một chút về khái niệm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. 

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là loại lợi nhuận sau thuế chưa được sử dụng vào bất cứ mục đích gì, vẫn được giữ nguyên vẹn.

Thông thường sau khi hoàn tất quá trình quyết toán tài chính, các doanh nghiệp sẽ nắm được mức lợi nhuận trong vòng một năm vừa qua của doanh nghiệp. 

Họ cũng sẽ dựa vào các số liệu và báo cáo để tiến hành chia lợi nhuận sao cho thích hợp nhất.

Lời kết

Qua bài viết, chúng tôi đã đem đến cho bạn những thông tin cần thiết nhất có liên quan mật thiết đến doanh thu ròng, cũng như giải thích định nghĩa doanh thu tròng là gì? Vì vậy, hy vọng với những kiến thức này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn trong vấn đề về doanh thu hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *