Doanh thu thuần là gì? Cách tính doanh thu thuần chuẩn nhất 2021

Đánh giá sao

Về doanh thu thuần và doanh thu, hiện nay rất nhiều người đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm cơ bản này. Mặt khác chúng lại là những yếu tố ảnh hưởng một cách trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty mình. Chính bởi vậy bạn cần nắm bắt và hiểu thật rõ.

Chính bởi vậy, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đem đến cho bạn những thông tin, kiến thức quan trọng nhất liên quan đến khái niệm về doanh thu thuần này. Hãy cùng dõi theo bài viết nhé!

Doanh thu thuần là gì?

Doanh thu thuần (doanh thu thực) là khoản thu được sau khi đã khấu trừ tất cả các khoản giảm trừ như:

  • Thuế xuất nhập khẩu
  • Giảm giá bán hàng
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh thu bán hàng bị trả lại
  • Các khoản chiết khấu thương mại và đây còn là khoản doanh thu của doanh nghiệp thu trước thuế thu nhập.

Rất nhiều người thường nhầm lẫn doanh thu thuần với doanh thu. Tuy chúng khá giống nhau về mặt khái niệm nhưng về bản chất vẫn rất khác nhau. 

Trong đó, doanh thu thuần lợi nhuận trước thuế sẽ trừ đi các khoản phí như sản xuất, chi phí vốn, chi phí bán hàng cũng như lợi nhuận từ kết quả của lợi nhuận trước thuế trừ đi số thuế mà doanh nghiệp cần nộp trong kỳ hạn cho nhà nước.

Theo công thức tính như trên:

  • Nếu tỷ số lợi nhuận lớn hơn 0 nghĩa là doanh nghiệp đã có lãi. 
  • Ngược lại nếu tỷ số nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp có khả năng bị phá sản và cần tìm ra phương hướng giải để cải thiện tình hình kinh doanh.

doanh-thu-la-gi-1

Công thức tính doanh thu thuần chuẩn nhất

Doanh thu thuần được tính bằng công thức dưới đây:

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu

Cụ thể:

  • Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp chính là doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu bán hàng, đây là tổng các giá trị các sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra.
  • Các khoản giảm trừ doanh thu là những khoản gồm giảm giá thương mại, thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng và chiết khấu thương mại

Ví dụ:

Chuỗi nhà hàng ABC có doanh thu trị giá 1.000.000 USD/ năm. Tuy nhiên, chuỗi này có chương trình giảm giá cho học sinh, sinh viên trị giá 30.000 USD trong suốt cả năm. Chuỗi nhà hàng cũng hoàn trả 10.000 USD cho những người không hài lòng về dịch vụ trong cùng thời gian. Do đó, doanh thu thuần của chuỗi nhà hàng ABC là:

->>> Doanh thu thuần = 1.000.000 – 30.000 – 10.000 = 960.000 USD

doanh-thu

Yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần

Bên cạnh việc hiểu rõ doanh thu thuần là gì, bạn cần biết được doanh thu cung cấp dịch vụ và từ nhà bán hàng của doanh nghiệp chịu tác động của những nhân tố nào. Cụ thể như:

Chất lượng của dịch vụ tiêu thụ và sản phẩm hàng hóa

Chất lượng của sản phẩm được thể hiện ở các yếu tố mẫu mã, có khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường hoặc kiểu dáng như thế nào. 

Chất lượng của dịch vụ, hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của dịch vụ, hàng hóa. Vậy nên sẽ tác động rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Khi chất lượng sản phẩm cao thì sẽ bán được giá cao và ngược lại khi chất lượng kém thì giá thành sẽ rất thấp. Vì chất lượng sản phẩm sẽ quyết định độ tín nhiệm của người dùng.

>> Xem thêm: Doanh thu là gì? Công thức tính doanh thu chuẩn nhất

Giá bán của sản phẩm

Nhân tố này rất quan trọng và nó ảnh hưởng nhiều đến doanh thu thuần. Cụ thể các trường hợp như:

  • Trường hợp các yếu tố khác không đổi, giá cả dịch vụ hàng hóa tăng thì doanh thu bán hàng sẽ tăng và ngược lại. 
  • Nhưng khi giá cả hàng hóa tăng thì khối lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm xuống.
  • Còn khi giảm giá thì khối lượng tiêu thụ sẽ tăng lên.

lai-gop-la-gi

Khối lượng tiêu thụ và sản xuất sản phẩm

Lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lượng tiêu thụ sản phẩm. Nếu sản xuất ít sản phẩm, nhu cầu tiêu thị lớn sẽ khiến doanh thu của doanh nghiệp cao hơn.

Nếu sản xuất sản phẩm ra nhiều vượt quá nhu cầu của thị trường sẽ dẫn đến tình trạng hàng tồn kho, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. 

Vậy nên doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm rõ tình hình cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm của thị trường để xác định được khối lượng phù hợp.

Kết cấu của sản phẩm tiêu thụ

Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của con người ngày càng tăng. Mỗi một công ty/doanh nghiệp có thể đồng thời sản xuất hoặc kinh doanh nhiều mặt hàng với những kết cấu khác nhau. 

Kết cấu mặt hàng được hiểu là tỷ trọng giá trị của mặt hàng so với tổng giá trị toàn bộ các mặt hàng trong một thời kỳ cố định.

Nếu doanh nghiệp thay đổi kết cấu tiêu thụ sẽ khiến doanh thu bị thay đổi. Nhưng cũng nên cân nhắc để tăng doanh thu và phù hợp với thị hiếu của thị trường.

>> Xem thêm: Doanh thu ròng là gì? Những điều bạn cần biết

Thị trường tiêu thụ và chính sách bán hàng

Nếu như sản phẩm sản xuất ra phù hợp với nhu cầu của thị trường thì việc tiêu thụ sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Lúc này thị trường đã chấp nhận việc tiêu thụ sản phẩm ở ngoài và trong nước, điều này giúp doanh thu của doanh nghiệp tăng cao hơn.

Để làm được điều đó cần phải vận dụng mọi chính sách, phương thức bán hàng hợp lý. Cần đảm bảo đầy đủ các hoạt động tồn hàng, nhập và kê xuất theo đúng nguyên tắc của kế toán.

Nếu thực hiện thanh toán quốc tế thì cần thu hồi tiền hàng an toàn, đầy đủ. Doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị tốt các giấy tờ liên quan, nguyên tắc, phương thức và thời gian thanh toán.

ty-suat-loi-nhuan-la-gi

Sự khác biệt giữa doanh thu, doanh thu thuần và lợi nhuận

Khác nhau giữa doanh thu và doanh thu thuần

Doanh thu hay doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được hiểu là toàn bộ số tiền thu được từ bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.

Doanh thu = (Tổng giá trị sản phẩm bán ra x Đơn giá sản phẩm) + Các khoản phụ thu khác.

Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu.

Khác nhau giữa doanh thu thuần và lợi nhuận

Rất nhiều người lầm tưởng doanh thu thuần là lợi nhuận, thực tế không phải vậy. Lợi nhuận được tính bằng công thức dưới đây.

Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp,…

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước trong kỳ.

Lời kết

Qua bài viết chúng tôi đã đem đến cho bạn những thông tin vô cùng bổ ích có liên quan đến doanh thu thuần. Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc khái niệm và cách tính doanh thu thuần cho các bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *