Giấy dán tường chống ẩm mốc là một trong những giải pháp được ưu ưu tiên hàng đầu khi muốn thay áo mới cho những bức tường bị ẩm mốc với chi phí khá rẻ. Tuy nhiên, giấy dán tường có thật sự chống ẩm tốt không. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về loại giấy này.
Nguyên nhân khiến tường bị ẩm mốc
Thời tiết
Đây chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ẩm mốc ở hầu hết các căn nhà. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có độ ẩm cao. Do vậy, việc nhà bị ẩm là điều không khó ngạc nhiên. Đặc biệt, vào những ngày nồm sàn và tường nhà sẽ bị “tiết mồ hôi”. Tình trạng này nếu xảy ra thường xuyên và nếu không có biện pháp khắc phục sẽ là bức tường nhanh chóng bị nổi mốc, bong tróc. Ở các căn phòng như nhà vệ sinh, nhà tắm hay những phần tường nhà hàng xóm cũng sẽ thường xuyên bị ẩm nhiều hơn.
Quá trình thi công
Không làm chống ẩm mốc, chống thấm: Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện ngôi nhà, có thể đội ngũ đã làm thiếu sót hoặc làm nhưng không đảm bảo chất lượng bền vững. Nếu được chống ẩm thấm ngay từ ban đầu một cách chắc chắn trong quá trình xây nhà sẽ khó có thể bị bong tróc sau này.
Do vật liệu: những vật liệu xây dựng như xi măng, cát, vôi đều có khả năng hấp thụ nước khá cao. Đặc biệt ở những ngôi nhà sử dụng vôi, khi trời mưa sẽ làm nước ngấm vào tường. Lâu dần thì nó sẽ gây ra tình trạng ẩm gây ra nấm mốc cho tường nhà và còn có thể bị bong tróc từng lớp ra nữa.
Giấy dán tường chống ẩm mốc có thật sự hiệu quả?
Tường bị ẩm mốc phải làm sao? Liệu có dùng giấy dán tường được không? Vấn đề độ ẩm, hơi nước thấm vào mặt sau của các loại giấy dán tường thông thường giá rẻ là vấn đề khiến khách hàng rất quan tâm hiện nay, đặc biệt là trong những căn phòng có độ thấm nước cao. Không ai yêu thích việc những miếng vật liệu dán tường xinh xắn của mình bong tróc ra chỉ sau vài tháng.
Bạn có thể thực hiện phương pháp dùng giấy dán tường chống ẩm này ở trong nhà. Hãy lưu ý một vài mẹo quan trọng sau đây:
- Đảm bảo phòng không có độ ẩm: Việc sơn chống thấm nên được thực hiện ở nhiệt độ phòng lý tưởng là 70 độ F.
- Chọn loại sơn chống thấm phù hợp: Bạn có thể loại sơn chống thấm có kết cấu mà bạn thích như sơn bóng, sơn bóng mờ, sơn mờ. Hoặc bạn có thể kết hợp các loại để có được lớp sơn ưng ý.
- Đảm bảo toàn bộ căn phòng sạch sẽ: Hãy làm sạch tường, sàn và cả các bệ cửa sổ kỹ càng. Điều này đảm bảo lớp sơn chống thấm vẫn sạch, không bị bám bụi bẩn trong thời gian chờ khô. Bạn có thể lau tường bằng xà phòng và nước để làm sạch bụi, vết bẩn hiệu quả.
- Sửa chữa các vết hư hỏng của giấy dán tường thông thường: Những vết nứt, bong tróc dù nhỏ nhất của giấy dán tường cần được sửa chữa trước khi bắt đầu sơn chống thấm. Bởi lớp sơn chống thấm nếu lọt vào các vết hở có thể làm hỏng tường.
- Không lắc sơn chống thấm: Việc lắc chúng có thể tạo nên các bọt bóng bóng, gây khó khăn khi sơn đều lên tường. Bạn hãy trộn chúng bằng máy khuấy sơn hoặc que gỗ.
- Phủ đều lớp sơn: Khi bạn phủ lớp sơn chống thấm bằng cọ, hãy đảm bảo bạn không chảy quá nhiều vì điều này có thể tạo nên các vệt sơn không đều.
- Chờ lớp sơn khô: Thông thường sẽ mất khoảng 12 giờ để lớp sơn khô đi. Hãy nhớ đừng chạm vào tường trong thời gian này. Nếu có thể, bạn nên chờ đợi 24 giờ để đảm bảo tường khô hoàn toàn.
Một trong những lựa chọn giấy dán tường tối ưu cho tường có độ ẩm cao là tấm dán Vinyl (một loại vật liệu giúp tăng độ bóng tường nhà). Loại giấy dán tường này có độ bền bỉ cao, có thể lau sạch dễ dàng. Ngoài ra, bạn có thể phủ một lớp sơn chống thấm. Điều này giúp tạo một lớp màng bảo vệ thấm nước giúp ngăn độ ẩm và hạn chế giấy bị quăn hoặc bong tróc.
Xem thêm: Cách chống thấm tường bên trong nhà và ngoài trời hiệu quả
6 loại giấy dán tường chống ẩm mốc tốt nhất
Dùng decal dán tường
Decal dán tường hay còn gọi là giấy dán tường chống ẩm Trung Quốc hay giấy dán tường không cần keo. Đây là sản phẩm giá rẻ nhưng lại có khả năng chống ẩm mốc rất tốt. Cấu tạo của giấy dán tường thông thường là giấy carton trộn với nhựa vinyl còn với decal thì lại được cấu tạo từ nhựa và nilon. Đây đều là các vật liệu không sợ ẩm mốc và không bám nước.
Decal dán tường chống thấm hay còn gọi là decal dán tường không cần keo. Kết cấu của loại giấy dán tường này bao gồm nhựa và nilon. Đây đều là những nguyên liệu giá rẻ, chống thấm nước và ẩm mốc tốt.
Ưu điểm phương pháp dán decal
- Phương pháp sử dụng decal dán tường chống thấm có giá thành cực kỳ rẻ và hợp túi tiền của nhiều đối tượng khách hàng.
Nhược điểm phương pháp dán decal
- Độ chống ẩm không bền: Bởi lớp bên trong của decal dán tường bằng giấy, nên sau khi dán một thời gian decal sẽ bị bong tróc và lộ phần tường bị mốc ra bên ngoài.
- Độ thẩm mỹ không cao: Mức giá thành rẻ, độ dày, chất giấy hạn chế nên khi dán lên tường không mang lại vẻ thẩm mỹ cao.
Dán 2 lớp decal chống ẩm + giấy dán tường
Nếu bạn vẫn muốn sử dụng giấy dán tường, bạn có thể chọn phương pháp dán 2 lớp với decal chống ẩm bên trong.
- Lớp bên trong: Sử dụng loại decal nilon có khả năng cách ẩm chuyên dụng 100%. Khi bạn dán loại decal này lên tường, chúng sẽ ngăn cách toàn bộ ẩm mốc từ trong tường ngấm ra ngoài.
- Lớp bên ngoài: Sau khi dán xong lớp decal chống ẩm thì bạn có thể thoải mái lựa chọn các mẫu giấy dán tường yêu thích của mình và dán bên ngoài.
Ưu điểm phương pháp dán 2 lớp
- Đa dạng về mẫu mã: Ở lớp bên ngoài, bạn có thể tùy ý lựa chọn bất kỳ mẫu giấy có hoa văn, họa tiết nào mà bạn yêu thích.
- Tính thẩm mỹ cao: Bởi bạn có thể thoải mái quyết định lựa chọn mẫu mã thì chúng sẽ đem lại nét đẹp thẩm mỹ cao cho cả không gian căn phòng.
- Có độ chống ẩm tốt: Phương án dán 2 lớp đem lại hiệu năng chống ẩm sẽ tốt hơn rất nhiều, tuổi thọ có thể lên đến 5 năm.
Nhược điểm của phương pháp dán 2 lớp
- Giá thành cao: Vì là dán 2 lớp nên phương pháp này có mức giá thành cao hơn hẳn, dao động từ khoảng 140.000đ/m2.
Dùng giấy dán tường bằng lớp nilon
Sử dụng nilon là phương án thông dụng nhất khi thi công cho tường phòng ẩm mốc xanh do thấm nước. Lớp nilon cách ẩm này có tác dụng ngăn cách nguồn ẩm từ tường tiếp xúc trực tiếp với giấy dán tường.
Cấu tạo của lớp cách ẩm là một loại decal với hơn 90% là nhựa trộn nilon nên chúng có khả năng kháng nước ức chế quá trình lây lan của rêu mốc. Ngoài ra lớp nilon cách ẩm này còn có khả năng che lấp rất tốt những vết ố, nên khi dán giấy tường đè lên sẽ giúp nâng cao tính thẩm mỹ hơn cho tường nhà bạn.
Dùng ốp alu vào tường để cách ẩm
Người sử dụng biết đến Alu với một cái tên khác đó là tấm ốp hợp kim nhôm nhựa. Loại vật liệu chống thấm này được các chuyên gia đánh giá rất cao về tính năng chống ẩm, cách nhiệt, cách âm và có độ bền lâu dài. Chính vì thế tấm alu thường được sử dụng cách ẩm trước khi để giấy dán tường tiếp xúc với tường ẩm rất hiệu quả.
Sử dụng xốp dán tường 3D cho tường ẩm thấm nước
Ưu điểm của phương pháp dán xốp
- Có độ chống ẩm tốt: Bởi độ dày của miếng xốp dán tường và khả năng bám dính keo ổn định, phương án này đem đến khả năng chống ẩm tốt.
- Giá thành hợp lý: Mức giá trung bình tương đối rẻ, thích hợp cho các cửa hàng, shop muốn tiết kiệm chi phí.
- Dễ thi công: Bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà mà không cần thuê thợ chuyên nghiệp. Chỉ cần bóc miếng xốp ra và dán vào tường.
Nhược điểm của phương pháp dán xốp
- Mẫu mã không đa dạng: Bạn chỉ có vài mẫu mã hoa văn, màu sắc để lựa chọn. Hơn nữa, các đường nối khi dán lên dễ bị lộ và có tính thẩm mỹ không cao.
- Có khả năng rủi ro cao: Tuy keo dán của xốp khá tốt nhưng có tính chất sợ nước, nên khi thực hiện cho tường ẩm, bạn cần dùng thêm keo ngoài. Ngoài ra, dán xốp lên tường không ẩm thì keo bám rất chặt, khi bóc ra có thể gây bong tróc tường.
Những trường hợp không nên sử dụng giấy dán tường
Tuy giấy dán tường có thể giúp chống thấm ẩm mốc hữu hiệu. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì bạn vẫn không thể áp dụng phương pháp này vì sẽ không thể đạt được hiệu quả như ý muốn.
- Khu vực nhà tắm đã cũ: đây là nơi thường xuyên chịu tác động của nước nên không gian sẽ luôn trong tình trạng ẩm ướt.
- Tường đã cũ và bị mốc quá nhiều, thậm chí bị thấm nước khi mưa lớn, gây ra tình trạng nhỏ giọt
Lời kết
Qua bài viết, chúng tôi đã đem đến cho bạn rất nhiều thông tin về giấy dán tường chống ẩm mốc cùng như những loại giấy dán tường được sử dụng nhiều nhất hiện nay, Hy vọng với những thông tin hữu ích này có thể giúp bạn có được không gian sống hoàn hảo hơn.