Kinh nghiệm xây nhà từ A – Z giúp tiết kiệm tối đa chi phí

kinh-nghiem-xay-nha
5/5 - (1 bình chọn)

Kinh nghiệm xây dựng nhà dành cho người lần đầu xây nhà để có thể tiết kiệm chi phí tối đa. Dưới đây kinh nghiệm xây nhà mà chúng tôi chia sẻ là các cách kiểm tra đơn giản, nhưng chừng đó cũng sẽ giúp bạn có được kinh nghiệm để an tâm lên kế hoạch xây nhà.

Kinh nghiệm xây nhà lần đầu

Xác định nhu cầu của gia đình

Một trong những vấn đề đầu tiên khi có ý định xây dựng nhà ở mà gia chủ cần quan tâm đó chính là nhu cầu khi tiến hành thi công nhà ở. Cụ thể: 

  • Lập danh sách số thành viên trong gia đình (cha mẹ, vợ chồng, con cái,…)
  • Những người thường xuyên ghé thăm và ở lại gia đình
  • Những người có nhu cầu ở cố định nhằm mục đích riêng tư, hay công việc trong một tháng
  • Để phong thủy được tốt nhất bạn nên xác định người có ảnh hưởng đến vận thế của gia đình.

Chú ý: Nên liệt kê danh sách kèm theo nghề nghiệp, độ tuổi của từng người. Như vậy việc chọn lựa nội thất, phân chia khu vực sống sẽ thuận lợi hơn, phù hợp với từng người hơn.

kinh-nghiem-xay-nha

Xác định quy mô dự án xây nhà

Sau khi xác định được nhu cầu, thì gia chủ dễ dàng hình dung về bức tranh tổng thể gia đình. Đến bước thứ 2 này, gia chủ sần suy nghĩ trên diện tích xây dựng để phân chia hai mục cơ bản của ngôi nhà:

  • Nhu cầu sinh hoạt: tiếp khách, nấu nướng, ngủ nghỉ, vệ sinh, ăn uống, học tập, thờ cúng, làm việc, sinh hoạt chung, hóng mát, phơi nắng, trồng cây,…
  • Số lượng người ở: nghĩa là những người sẽ có đủ diện tích để sinh hoạt tại một vị trí trong nhà vì một chức năng mà không gây bất tiện, hay gây chờ đợi.

Xem thêm: Cách tính m2 xây dựng chi tiết và chuẩn nhất hiện nay 2022

Sau đó, gia đình cần xác định quy định xây dựng theo khu vực của nhà nước như:

  • Diện tích tối đa được nhà nước cho phép xây dựng
  • Số tầng được phép xây dựng tối đa
  • Chiều cao tối đa của căn nhà

Dựa vào các yếu tố trên, gia chủ sẽ dễ dàng hơn trong việc nói chuyện với chủ thầu chính xác cách chia diện tích sao cho hợp lý. Bên cạnh đó, vẫn sẽ đáp ứng đúng được quy định của nhà nước về xây dựng nhà ở.

kinh-nghiem-xay-nha-1

Dự trù kinh phí xây dựng dự án

Tiếp theo bạn cần phải dự trù về kinh phí, đây là phần khá quan trọng để thấy được sự khả thi của dự án trong thực tế. Một lời khuyên dành cho bạn đó chính là: đừng nên giơ tay cao quá trán ở ban đầu vì làm nhà sẽ cần kinh phí đề phòng rủi ro khá lớn.

Gia chủ có thể chia thành các bước nhỏ sau để tính toán về kinh phí dự trù:

Xác định sơ bộ giá xây nhà trên thị trường và đặc biệt tại địa phương:

Xây dựng phần thô = đơn giá chung x diện tích xây dựng

Xây dựng hoàn thiện: tùy thuộc vào mức độ hoàn thiện của gia chủ và mức độ sang trọng của gia chủ.

Tính khoản chi phí dự phòng: 

Một khoản chi phí không thể lường trước trong quá trình xây dựng… có thể xuất phát do thời tiết, ý kiến gia chủ thay đổi hay đơn giá vật tư tăng theo thời gian.

Xem thêm: Cách cải tạo nhà cấp 4 cũ thành mới ít tốn kém nhất

Tìm kiếm đơn vị thiết kế, thi công

Sau quá trình tích góp đủ kinh phí, gia chủ cần tiến hành tham khảo ý kiến chuyên gia:

Chuyên gia phong thủy: 

Bạn đừng nên chỉ nghe một chuyên gia, nhưng không nên nghe quá nhiều chuyên gia. Về phong thủy, cần tham khảo cẩn thận về hướng xây nhà, các phạm trong thế đất và phương cách xử lý, tuổi xây nhà hợp lý, tháng xây nhà đẹp,…

Kiến trúc sư: 

Trước khi gặp kiến trúc sư, gia chủ cần chuẩn bị về tinh thần kiên định về phong cách mình mong muốn: hiện đại, truyền thống, đơn giản, sang trọng, cầu kỳ… Đừng quá mơ hồ về yêu cầu của bản thân khi yêu cầu kiến trúc sư. Đồng thời cho Kiến trúc sư biết ý kiến về chuyên gia phong thủy để tiện bề kết hợp với bản thiết kế chung.

Đơn vị thi công: 

Bạn nên chọn những đơn vị thi công uy tín đảm bảo chất lượng trong khu vực. Tránh cá nhân đơn lẻ hoặc ít kinh nghiệm. Nên để đơn vị thi công chốt phương án thi công khả thi trên bản thiết kế nhà của Kiến trúc sư. Tránh trường hợp, khả năng thi công không phù hợp với ý tưởng thiết kế.

kinh-nghiem-xay-nha-2

Thống nhất thiết kế

  • Chốt thiết kế cuối cùng với kiến trúc sư: xác định đúng nhu cầu cơ bản của gia đình và phong cách nhà ở theo yêu cầu. Hạn chế những thay đổi theo chậm tiến độ, đặc biệt đối với những gia chủ lần đầu xây nhà dễ rơi vào tâm lý lo sợ.
  • Phối hợp với kiến trúc sư thật chặt chẽ để hoàn thiện mặt tiền, bối cảnh, điện nước, để có thể đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt.

Tiến hành xin giấy phép xây dựng nhà

Đây là giai đoạn được thực thi cùng với giai đoạn thiết kế nhà ở. Đòi hỏi gia chủ và nhà thầu cần phải chuẩn bị từ trước để hoàn thành kịp tiến độ mong muốn.

Nếu bạn đã có đầy đủ giấy tờ thủ tục hợp lệ, thì để xin phép hoàn thành giấy phép xây dựng hoàn tất bạn cần đợi 30 – 45 ngày. Lúc này chủ thầu thi công có thể tiến hành xây nhà.

Chốt hợp đồng với đơn vị thực hiện thi công

Sau khi bạn tham khảo kỹ các đơn vị thi công uy tín, có giấy phép kinh doanh rõ ràng. Thì lúc này đơn vị thi công và gia chủ sẽ tiến hành ký hợp đồng thi công. Gia chủ cần chú ý đến các khoản cam kết về tiến độ , chi phí hạng mục xây dựng, và các phần như cam kết và phạt hợp đồng.

Nếu cẩn thận hơn, gia chủ có thể báo với đơn vị thi công và xuống trực tiếp công trường để có thể khảo sát, xin phép lối đi và nơi để vật liệu xây dựng…Đặc biệt, nếu xây dựng ở khu vực đông dân cư và việc đi lại khó khăn thì cần chú ý việc này hơn.

kinh-nghiem-xay-nha-3

Tìm đơn vị giám sát việc thi công

Đây là một trong những khâu xây dựng quan trọng nhưng lại có rất nhiều người bỏ qua nó. Tuy nhiên, đây là điểm mấu chốt của một công trình xây dựng để căn nhà có thể chắc chắn, bền đẹp. Gia chủ có thể cân nhắc đến việc thuê đơn vị giám sát công trình uy tín tại địa phương.

Hoặc nếu trong nhà có người thành thạo trong xây dựng thì có thể chịu khó tham quan, giám sát công trình. Đồng thời, báo cáo việc giám sát cho gia chủ nắm rõ.

Kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm chi phí

Bên cạnh đó, khi xây nhà mọi người quan tâm khá nhiều đến chi phí. Luôn đặt câu hỏi làm thế nào để tiết kiệm được mức chi phí tối ưu nhất. Dưới đây là một số kinh nghiệm bạn có thể áp dụng khi thi công xây dựng nhà ở.

Xác định mục đích xây nhà trong ngắn hạn

  • Khi xây dựng nhà ở bạn cần xác định nhu cầu và mục đích sử dụng để có thể xác định chính xác quy mô xây dựng. Tránh lãng phí chi phí xây dựng rồi lại bỏ không.
  • Chọn phong cách xây dựng ưu việt, hiện đại về công năng sử dụng nhưng với mức giá hợp lý. Lúc này, ngôi nhà vẫn đảm bảo sự sang trọng, lịch lãm, trẻ trung khoa học và năng động.

Dành nhiều thời gian làm việc với kiến trúc sư

Để có thể tiết kiệm chi phí tối đa nhất, bạn cần làm việc kỹ càng hơn với kiến trúc sư về những vấn đề như:

  • Lựa chọn các phương án mà kiến trúc sư đưa ra.
  • Phối hợp với kiến trúc sư để điều chỉnh công năng ngôi nhà phù hợp với nhu cầu.
  • Lựa chọn nhũng vật tư xây dựng phù hợp với nhu cầu để sát nhất với dự toán ban đầu.
  • Lựa chọn những nhà thầu uy tín để đảm bảo việc thiết kế phù hợp với dự toán ban đầu.

kinh-nghiem-xay-nha-4

Chọn thời điểm để xây dựng và thi công

Việc lựa chọn thời điểm thi công phù hợp dường như vô cùng quan trọng, bởi điều này giúp bạn vừa có thể tiết kiệm được chi phí và việc thi công sẽ thuận lợi hơn. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu về thời điểm khởi công nhé!

  • Thời điểm tháng giêng, tháng 2: Đây là thời điểm sau tết nguyên đán, nhân công phần nhiều sẽ ở các vùng quê. Nên có thể thấy việc thuê nhân công ở thời điểm này sẽ khá khó và chi phí khá lớn. Ngoài ra, vì mưa xuân nên việc thi công cũng sẽ gặp nhiều bất lợi.
  • Thời điểm từ tháng 3 đến tháng 7: Lúc này việc thuê nhân công cũng thuận lợi hơn, cũng như thời tiết cũng đỡ mưa hơn rất nhiều. Chính vì vậy, đây là thời điểm thích hợp nếu bạn có ý định xây nhà.
  • Thời điểm từ tháng 8 đến tháng 10: Thời gian xây dựng có thể kéo dài lâu hơn bởi trời mưa nhiều hơn, chi phí tăng cao hơn.
  • Thời điểm từ tháng 11 đến tháng 12: Thời điểm này bạn nên thiên về việc sửa chữa, cải tạo công trình. Bởi lúc này chi phí tăng nhiều hơn và thời tiết cũng mưa nhiều hơn.

Chọn nhà thầu uy tín, có mức giá hợp lý

Chỉ có những nhà thầu uy tín, có năng lực thì mới thực sự đáp ứng được nhu cầu tiết kiệm chi phí của bạn. Bởi họ có chuyên môn, có khả năng quản lý, cung cấp được đầy đủ số lượng thợ, phương tiện máy móc đảm bảo, sắp xếp tốt các công việc. Ngoài ra, bạn cũng sẽ yên tâm hơn về chất lượng công trình.

Tuy nhiên, dù có nhà thầu uy tín thì bạn cũng cần phải giám sát từng hạng mục trong suốt quá trình thi công.

Xem thêm: Những lưu ý khi mua chung cư cũ bạn cần nắm rõ

Làm hợp đồng rõ ràng với đơn vị thực hiện thi công

Đây không phải vấn đề chúng ta làm lợi cho chúng ta mà để phần thiệt cho họ, nó là việc gán trách nhiệm rõ ràng, vì thế mà nhà thầu thi công cũng có ý thức thực hiện một cách nghiêm túc hơn.

Các vấn đề cần làm rõ như: 

  • Đảm bảo tuân thủ bản vẽ thiết kế;
  • Thời gian hoàn thành công trình trong bao lâu, thưởng phạt rõ ràng;
  • Có nguyên tắc giải quyết phát sinh trong quá trình xây dựng.

kinh-nghiem-xay-nha-5

Cẩn thận các vấn đề liên quan đến vật tư

Một số các vấn đề về vật tư bạn cần quan tâm, cụ thể như:

  • Việc cân đối mua vật tư vừa đủ dùng là rất khó, tuy nhiên để giảm thiểu nó thì chúng ta sẽ chỉ nhập khoảng 70% khối lượng dự kiến (gạch, cát, đá, sắt thép), khi sử dụng gần hết số lượng đó thì việc tính toán nhập thêm của chúng ta sẽ sát thực tế hơn.
  • Vận chuyển vật tư có những khu vực không phải quan tâm. Nhưng có những chỗ sẽ rất khó khăn. Thậm chí phải thực hiện theo kiểu “bầy kiến” để vận chuyển bằng những chiếc xe bò kéo. Do vậy chúng ta cần lường trước những khó khăn để lựa chọn phương án tối ưu.
  • Ngoài ra, để không bị động và đưa ra quyết định đúng đắn trong quá trình diễn ra hoạt động xây dựng. Các bạn nên dự trù trước chi phí xây dựng là tốt nhất.

Một số kinh nghiệm xây nhà khác cần chú ý

Thực ra, kinh nghiệm xây nhà để bán hay kinh nghiệm xây nhà trọ giá rẻ sẽ có phần khác nhau. Do đó:

  • Bạn phải biết và xác định được mục đích xây nhà của mình là gì?
  • Bạn hãy tham khảo những kinh nghiệm mua đất xây nhà từ mọi người xung quanh
  • Nếu bạn không có thời gian chăm chút trong quá trình xây nhà mới, hãy tham khảo những kinh nghiệm mua nhà xây sẵn.
  • Khi xây nhà, bạn nên tham khảo các thông tin xin giấy phép xây dựng – đây là điều bắt buộc. Bạn hãy lên Ủy ban nhân dân quận nơi bạn ở để xin cấp phép xây dựng
  • Hãy nhớ dặn thợ thi công bao bọc, che chắn công trình cẩn thận để hạn chế ảnh hưởng đến xung quanh

Lời kết

Qua bài viết, chúng tôi đã đề cập đến những kinh nghiệm xây nhà tốt nhất giúp tiết kiệm chi phí tối đa ngay cả đối với những người lần đầu xây nhà. Hy vọng, với những chia sẻ của chúng tôi bạn có thể sở hữu một tổ ấm chất lượng, ít tốn kém nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *