Chắc hẳn người đi vay nào cũng biết đến lãi suất thả nổi nhưng không phải ai cũng hiểu và nắm rõ về lãi suất này. Vậy thế nào là lãi suất thả nổi và lãi suất thả nổi của các ngân hàng hiện nay là bao nhiêu?
Lãi suất thả nổi là gì?
Lãi suất thả nổi là lãi suất biến động liên tục theo thị trường và được áp dụng sau thời gian ưu đãi lãi suất với gói vay có chương trình khuyến mại. Thực tế các tổ chức tín dụng chỉ áp dụng lãi suất thả nổi cho khoản vay thế chấp, còn khoản vay tín chấp áp dụng lãi suất cố định trong suốt thời hạn vay.
Như vậy thông thường một gói vay thế chấp sẽ có chương trình ưu đãi và người đi vay được quyền lựa chọn chương trình ưu đãi là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, hay là 24 tháng … Theo đó hết thời gian ưu đãi gói vay sẽ áp dụng lãi suất thả nổi. Mức lãi suất ưu đãi có thể sẽ khác nhau với mỗi chương trình ưu đãi mà khách hàng chọn nhưng lãi suất sau ưu đãi thì tương tự nhau.
Đánh giá lãi suất thả nổi
Ưu điểm
Áp dụng lãi suất thả nổi trong điều kiện kinh tế thị trường có nhiều biến động cũng là điều hợp lý. Vì khi lãi suất thị trường biến động giảm thì số tiền lãi của khách hàng thanh toán cho ngân hàng trong kỳ điều chỉnh sẽ thấp hơn.
Nhược điểm
Chọn mức lãi suất thả nổi cũng tương tự như “con dao 2 lưỡi”. Khi lãi suất thị trường giảm thì sẽ rất tốt nhưng khi lãi suất thị trường biến động tăng so với thời điểm vay thì số tiền lãi vay thế chấp của khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng sẽ nhiều hơn (vì phải chịu điều chỉnh mức lãi suất cao hơn).
Mặt khác khi lựa chọn hình thức thả nổi, khách hàng thường chỉ dự tính được chính xác số tiền lãi phải thanh toán cho ngân hàng trong kỳ đầu tiên (nếu không tính khuyến mãi), bắt đầu kỳ thứ 2 trở đi lãi suất thay đổi theo thị trường vì vậy khách hàng sẽ khó khăn trong việc chủ động về mặt tài chính.
Cách tính lãi suất thả nổi
Công thức tính lãi suất vay ngân hàng thả nổi với mức lãi suất ban đầu:
Tiền lãi trả hàng tháng = Số tiền vay vốn * lãi suất cố định theo tháng
rong thời gian đầu thì lãi suất vay sẽ được tính theo lãi suất cố định đã được quy định rõ ràng trong hợp đồng tín dụng. Sau khi hết thúc thời gian ưu đãi về lãi suất, ngân hàng sẽ tính theo lãi suất biến động, thay đổi của thị trường. Công thức tính như sau:
Tiền lãi trả hàng tháng = Số tiền vay vốn * lãi suất thả nổi theo tháng tại thời điểm
Xem thêm: Làm sao để tránh hiệu ứng đổ vỡ dây chuyền với trái phiếu doanh nghiệp?
Trái phiếu có lãi suất thả nổi là gì?
Trái phiếu có lãi suất thả nổi là những loại trái phiếu có mức lãi suất coupon thay đổi, điều này ngược lại với trái phiếu có mức lãi suất cố định. Lãi suất của những trái phiếu này được liên kết với lãi suất thị trường, cụ thể là liên kết với các lãi suất định chuẩn được thiết lập ở mỗi chu kỳ thị trường.
Bất kỳ khi nào lãi suất chuẩn tăng, tổ chức phát hành trái phiếu lãi suất thả nổi sẽ phải trả lãi suất cao hơn cho nhà đầu tư và ngược lại. Điều đó cũng có nghĩa là bạn có thể lời hoặc lỗ khi lãi suất coupon của loại trái phiếu này thay đổi.
Trái phiếu lãi suất thả nổi có mức lãi suất coupon thay đổi đồng bộ với lãi suất thị trường. Vì vậy, bất cứ khi nào lãi suất thị trường tăng, thì lãi suất của trái phiếu cũng tăng theo mà không ảnh hưởng đến giá của trái phiếu có lãi suất thả nổi.
Tương tự, khi lãi suất thị trường giảm, lãi suất coupon cũng giảm làm giảm lợi nhuận cho nhà đầu tư. Do đó, các nhà đầu tư nên chọn đầu tư vào các trái phiếu này khi lãi suất đang ở mức thấp và có xu hướng tăng trong tương lai.
Trái phiếu có lãi suất cố định là gì?
Trái phiếu có lãi suất cố định được xem là hình thức đầu tư tiết kiệm có xu hướng trả lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Chúng còn được gọi là “tài khoản tiết kiệm trả lãi suất cố định”, nghĩa là cho phép nhà đầu tư gửi một khoản tiền trong một khoảng thời gian nhất định, thường là từ 1 đến 5 năm.
Khi nhà đầu tư mua trái phiếu có lãi suất cố định từ các tổ chức phát hành (chính phủ hoặc doanh nghiệp) nghĩa là bạn đang cho tổ chức đó vay một khoản tiền. Đổi lại, nhà đầu tư sẽ nhận được các khoản trả lãi hàng năm với tỷ lệ không thay đổi gọi là lãi suất coupon cố định từ các tổ chức này. Ngoài ra, khi trái phiếu đáo hạn, bạn sẽ được trả số tiền gốc của trái phiếu hay còn được gọi là mệnh giá trái phiếu.
Với trái phiếu trả lãi suất cố định, dù thị trường có biến đổi như thế nào thì số tiền lãi bạn nhận được định kỳ vẫn không thay đổi, trừ khi tổ chức phát hành trái phiếu vỡ nợ và không có khả năng thanh toán cho nhà đầu tư những khoản tiền lãi này
Tuy nhiên, giá trị trái phiếu sẽ dịch chuyển ngược chiều với lãi suất thị trường, cụ thể, khi lãi suất thị trường tăng giá trái phiếu sẽ giảm và ngược lại.
So sánh trái phiếu có lãi suất cố định và có lãi suất thả nổi
Lãi suất cố định
- Được gọi là trái phiếu lãi suất cố định vì lãi suất được giữ cố định trong suốt thời hạn của trái phiếu
- Giá trái phiếu có lãi suất cố định nhạy cảm với rủi ro lãi suất vì di chuyển ngược chiều với lãi suất thị trường
- Bạn sẽ biết trước về số tiền lãi và mệnh giá sẽ nhận được khi trái phiếu đáo hạn.
- Nhà đầu tư sẽ nhận được một khoản thanh toán lãi suất coupon cố định hàng tháng, nửa năm hoặc hàng năm trong suốt thời gian đầu tư.
- Đầu tư vào trái phiếu có lãi suất cố định giúp bạn có thể lập kế hoạch tài chính phù hợp và dễ dàng điều chỉnh các khoản đầu tư cho phù hợp với mục tiêu tài chính.
Lãi suất thả nổi
- Những trái phiếu này được gọi là trái phiếu có lãi suất thả nổi vì lãi suất có xu hướng dao động trong suốt thời hạn.
- Trái phiếu có lãi suất thả nổi không gặp rủi ro lãi suất.
- Khó xác định chính xác lợi nhuận nhận được khi đáo hạn do có lãi suất thay đổi.
- Bạn sẽ nhận được mức lãi suất coupon thay đổi trong suốt thời gian đầu tư, tức là khi lãi suất tăng, lãi suất phiếu giảm giá cũng tăng và ngược lại.
- Bạn khó có thể xây dựng một kế hoạch tài chính phù hợp với trái phiếu lãi suất thả nổi vì lợi nhuận có thể có hoặc có thể không phù hợp với một mục tiêu tài chính cụ thể.
Lãi suất thả nổi các ngân hàng 2020
STT | Ngân hàng | Lãi suất thả nổi/lãi suất sau ưu đãi |
1 | Vietcombank | LSTK 24T + Biên 3,5% |
2 | Vietinbank | LSTK 36T + Biên 3,5% |
3 | TPBank | LSTK + 3,5% |
4 | Shinhan Bank | LSTK 12T + 3% |
5 | Sacombank | LSTK 13T + Biên 4,5% |
6 | VIB | LSTK 12T + 3,99% |
7 | ACB | LSTK 12T + 3,9% |
8 | SCB | LSTK 13T + Biên 4% |
9 | MB Bank | LSTK 24T + 4,5% |
Lời kết
Vậy thì có nên vay tiền theo lãi suất thả nổi không? Điều đó tùy thuộc vào khả năng quản lý rủi ro, kiến thức tài chính và kỹ năng phân tích thị trường của khách hàng. Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về lãi suất thả nổi để có thể vay vốn một cách hợp lý.