Nhà trình tường là gì? Các mẫu nhà trình tường hiện nay

Nha-trinh-tuong-la-gi
5/5 - (1 bình chọn)

Ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hạ là những ưu điểm nổi bật mà những ngôi nhà trình tường đem lại. Đây là một kiến trúc nhà  ở đây đỗi quen thuộc với đồng bào miền núi. Vậy nhà trình tường là gì? Cách làm nhà như nào?

Nhà trình tường là gì?

Nhà trình tường là công trình kiến trúc rất phổ biến ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Đây là những ngôi nhà được xây dựng bằng đất. Trong đất phải có sỏi nhỏ để tạo được độ cứng với mục đích chịu các tác động từ bên ngoài. Và loại đất này thường có độ dẻo dai nhất định để tạo nên sự kết dính lớn.

Những ngôi nhà này không những là nơi trú ngụ của một gia đình mà còn tạo nên nét độc đáo cho đồng bào dân tộc.

Ngoài ra, nhà trình tường thuộc sở hữu của người Dao Tiền ở xóm Bản Chang, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng). Ngôi nhà được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện dày, không sử dụng cột hay cọc làm trụ.

Hiện nay, xóm với gần 50 hộ dân, và gần 100% đều là người Dao Tiền. Họ sinh sống chủ yếu ở ven sườn đồi núi và làm một số nghề như trồng trọt trúc sào, dong riềng, ngô, chăn nuôi gia cầm. Điều đáng nói ở đây là người dân vẫn có thể giữ được nét kiến trúc nhà trình từ xa xưa để lại.

Nha-trinh-tuong-la-gi

Cách làm nhà trình tường 

Để hoàn thiện một ngôi nhà trình tường cần đòi hỏi sự tỉ mỉ từ khâu làm móng nhà. Và thông thường , móng sẽ được đào sâu khoảng 1 mét rồi kè bằng đá cùng với chất kết dính là đất trộn nhuyễn lên. Vật liệu chính để làm tường nhà vẫn là đất sét, đất cao lanh hoặc đất thịt dưới chân núi đá vôi.

Sau khi làm móng là công đoạn đắp đất thành tường. Trước tiên phải làm chiếc khuôn bằng gỗ rồi sau đó cào đất núi vào thúng, sàng đổ vào khuôn gỗ ván, rồi cầm chày gỗ thay nhau giã cho tới khi đất được kết dính lại, sao cho việc tháo khuôn không thể rơi ra được. 

Bắt đầu thực hiện xây nhà, sau khi xây xong tầng thứ nhất sẽ tiếp tục tháo khuôn gỗ đặt tiếp đến tầng thứ hai, mỗi lượt tầng cao khoảng 50 – 70cm. Đất giã nhuyễn bao nhiêu thì tường sẽ càng lâu bền bấy nhiêu. Tường đất thường sẽ cao 5 – 6 lượt tầng ván khuôn, thậm chí lên tới 7 – 8 tầng khuôn.

Sau khi kết thúc việc trình tường xung quanh, lấy gỗ làm khung nhà thì bạn cần quan tâm đế hệ thống cột gỗ để phân chia các phòng. Ngôi nhà trở nên trang nhã hơn nhờ lớp bồi quét sau khi bên ngoài tường mài nhẵn. Mái nhà thì được lợp bằng ngói âm dương. Nhà trình tường Lạng Sơn luôn được xây bao bọc kín đáo không như cách xây dựng của bất kỳ kiểu nhà nào. Vì vậy, vào mùa hè ở đây cực kỳ mát mẻ nhờ có hệ thống thông gió, cách nhiệt như mùa đông rất ấm cúng.

Nha-trinh-tuong-la-gi-1

Nhờ có sự khéo léo và tỉ mẩn của đôi tay người Dao, những bức tường bằng đất càng trở nên chắc chắn và vững chãi để đảm bảo an toàn khi sinh sống ở đây. Nét độc đáo trong kiến trúc ngôi nhà trình tường Lạng Sơn còn được thể hiện ở khuôn mẫu thống nhất. Tức là nhà nhỏ hay to thì chúng đều có sự thống nhất hai cửa và ba gian gồm có:

  • Một cửa chính ở giữa nhà
  • Một cửa phụ ở đầu hồi bên trái hoặc bên phải để tiến ra chuồng lợn, chuồng trâu ở đằng sau. 
  • Ngoài ra, còn có thêm 2 cửa sổ bên phải, bên trái lối ra vào, 1 cửa sổ ở phần gian bếp.

Dù ở bên ngoài kiến trúc những ngôi nhà trình có vẻ tương đối giản đơn tuy nhiên nó lại đòi hỏi sự công phu cũng như thời gian để hoàn thiện. Ở khoảng những năm 50, 60 thế kỷ trước, việc hoàn thiện nhà trình tường gần như thủ công bằng sức người bởi giao có thể nói kỹ thuật ngày đó còn nhiều khó khăn và chưa phát triển như bây giờ. Tuy nhiên, có một sự thật rằng người dân ở đây rất đoàn kết với nhau, kể cả làng xóm cũng thường ngồi bàn bạc, chung sức nhau để dựng xây nên những ngôi nhà liền kề, chung tường nhà với nhau.

Những mẫu nhà trình tường độc đáo hiện nay

Các dân tộc khác nhau sẽ có cách làm nhà trình tường khác nhau và mang nét đặc trưng của từng dân tộc. Dưới đây, chúng tôi sẽ đem đến bạn 3 công trình nổi bật, độc đáo nhất.

Nhà trình tường người Mông ở Hà Giang

Khi nhắc đến Hà Giang thì bạn không thể bỏ qua những ngôi nhà trình tường – đây là một điểm thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch thời gian gần đây.

Tại Hà Giang, những ngôi nhà được xây dựng bằng đất, có màu nâu xám và nâu đất, thường được thiết kế theo kiểu nhà có gác lửng.

Đặc biệt, mỗi ngôi nhà đều có một bức tường đá bao quanh. Mỗi viên đá dùng để xây dựng nên bức tường có hình thù khác nhau và được xếp một cách ngẫu nhiên, không theo bất kỳ một quy định nào tạo nên những cái nhìn thú vị, độc đáo.

Ngoài ra, tại đây còn xuất hiện một ngôi nhà nổi tiếng, từng xuất hiện trong bộ phim Chuyện của Pao và được gọi bằng cái tên Nhà của Pao. Ngôi nhà này được thiết kế 2 tầng dạng hình chữ U với khoảng sân nằm ở giữa. Đây còn là biểu tượng cho các gia đình danh gia vọng tộc của người Mông nơi đây.

Nha-trinh-tuong-la-gi-2

Nhà trình tường của người Hà Nhì

Cũng tương tự như ngôi nhà ở Hà Giang, nhà trình tường của người Hà Nhì cũng được xây dựng bằng đất tuy nhiên điểm đặc biệt ở mỗi ngôi nhà được thiết kế theo hình mái, hình vuông được phủ rơm và bốn mái hình chóp. Gần đây, người dân đã chuyển từ lợp rơm sang lợp ngói hoặc mái Fibro xi măng để phù hợp với khí hậu và thời tiết hơn.

Mỗi ngôi nhà có chiều cao từ 4 – 5m và có diện tích từ 60 – 80m2 với tường dày từ 40 – 60cm. Người Hà Nhì thường xây nhà trong khoảng thời gian từ tháng 8 – 12 âm lịch. Trông có vẻ đơn giản nhưng mỗi ngôi nhà thường mất khoảng 4 – 5 tháng để xây dựng.

Quy trình xây nhà trình tường của người Hà Nhì:

  • Sau khi chọn được khu đất ưng ý, người Hà Nhì bắt đầu đào móng, nền nhà được san phẳng với móng được xếp bằng những viên đá to.
  • Móng được đặt ngay trên mặt đất bằng, sau đó chọn ván khuôn đặt xuống nẹp lại cho chắc như đổ bê tông.
  • Làm trình tường: Đất sét được đưa vào ván khuôn nẹp chắc, sau đó dùng chày gỗ giã cật lực, giã đến khi nào mà đất kết dính đến độ tháo khuôn gỗ nẹp ra mà không rơi tức là đã hoàn thành tầng 1.
  • Sau 5 -6 tầng ván khuôn cũng là lúc trình tường được hình thành
  • Tiếp theo là cố định ngôi nhà như xà ngang, cột nhà
  • Cuối cùng là lợp mái

Nha-trinh-tuong-la-gi-3

Nhà trình tường ở Lạng Sơn

Cũng như cách làm nhà trình tường của người Hà Nhì, nhà trình tường ở Lạng Sơn cũng được xây dựng, thi công như vậy nhưng nét độc đáo trong kiến trúc ngôi nhà là luôn được thiết kế 2 cửa và 3 gian.

Nhà trình tường ở Lạng Sơn được thiết kế cụ thể như sau:

  • Một cửa chính ở giữa nhà
  • Gian chính để bàn uống nước và sinh hoạt chung cho gia đình
  • Một cử phụ đầu hồi bên trái, bên phải để ra chuồng lợn, chuồng trâu ở đằng sau
  • Hai gian bên cạnh bố trí giường ngủ cho các thành viên
  • Chính giữa gác nhìn ra cửa sổ là bàn thờ tổ tiên và chỉ những người đàn ông mới ngủ ở đây
  • Mỗi nhà dựng một cầu thang bằng gỗ đặt ở góc tường dẫn lên tầng trên
  • Ngoài ra, còn có thêm 2 cửa sổ bên phải, bên trái lối ra vào, 1 cửa sổ ở gian bếp.

Nguy cơ nhà trình tường dần bị mai một

Những năm gần đây, người dân đang có xu hướng xây dựng những ngôi nhà cấp bốn bằng gạch đá. Thế nên nhà trình tường Lạng Sơn đang dần bị mai một. Để có thể bảo tồn và gìn giữ những ngôi nhà trình tường cần có sự can thiệp của các cơ quan chức năng để tuyên truyền cho người dân ý thức bảo tồn vốn quý mà ông cha ta đã để lại. 

Hạn chế tối đa việc nâng cấp hay tu sửa vì điều này đã làm thay đổi kết cấu nguyên bản của ngôi nhà. Ngoài ra, cần khuyến khích người dân hiểu biết về chính địa phương mình nhằm mục đích quảng bá du lịch.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết bạn có thể hiểu hơn về nền kiến trúc độc đáo của nhà trình tường. Đây là những công trình kiến trúc đem lại giá trị dân tộc lớn, cần được gìn giữ và bảo vệ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *